BÁN HÀNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI

LÀM SAO ĐỂ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG BÁN HÀNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI?

ADOR Biên tập viên

Mình có cô em chuẩn bị bán bún cá, hoặc bún riêu, hoặc bún chả, hoặc một loại bún gì đó mà mình cũng không chắc vì mỗi ngày nó đề xuất một loại. Nó hỏi mình như sau: “Em muốn bắt đầu bán hàng trên Facebook, em cũng muốn đăng bài trên hội nhóm, nhưng em luôn tự ti với bản thân và không biết bắt đầu từ đâu?”

Mình trả lời:…

“Muốn bán hàng online, hãy mặt dày lên và vứt bỏ liêm sỉ để đăng bài. Liêm sỉ sĩ diện không làm ra tiền”. Nói vậy thì hơi quá, nhưng quả thật, đối với hội chị em đang làm văn phòng mà muốn đăng bài bán hàng trên trang cá nhân, họ sẽ rất ngại. Có những nỗi sợ gì vậy?

– Sợ mọi người chê cười: Sao bảo đang làm Thư ký Giám đốc rồi mà giờ bán onl thế này?

– Sợ đăng bài không ai like

– Sợ đăng lên không đủ hay ho, không bán được

– Quan trọng nhất, KHÔNG BIẾT VIẾT GÌ!!!

Vậy chúng ta sẽ bắt đầu như thế nào, nếu bạn đang ngại ngần đăng bài chia sẻ, thì hãy thử làm theo cách này. 

Bước 1. Cầm ngay điện thoại lên, vào mục note, viết ra suy nghĩ của bạn hiện tại. Ví dụ:

1. “Mình vốn rất tự ti về bản thân và không dám thể hiện ra bên ngoài, nhưng nói thật giờ mình hết tiền rồi và mình cần tiền tiêu. Thế nên mình bán bún cá, mong quý vị mỗi người ủng hộ một bát cho mình thoát nghèo…”

2. “Chưa bao giờ mình nghĩ mình sẽ bán bún cá, vậy mà nó sắp trở thành hiện thực, mình nghĩ về cảnh đầu búi tóc mặt bóng loáng hai tay thoăn thoắt chan nước, mình đã từng sợ, nhưng đã vượt qua. Và giờ mạnh dạn khoe với mọi người để mong nhận được sự ủng hộ…”

Bước 2. Sau khi có một status mở đầu về câu chuyện, hãy triển khai tiếp bằng những câu hỏi sau:

+ Tại sao mình lại chọn bún cá?

+ Mình đã học nấu món này bao lâu, khó khăn từ lúc bắt đầu là gì?

+ Khó khăn trong quá trình là gì? Mình đã vượt qua như thế nào?

+ Kết quả là món bún cá của mình có đặc điểm gì đặc biệt?

Bước 3. Sau khi đã triển khai các nội dung cũng như hình ảnh về quá trình trước khi mở bán, quá trình chuẩn bị xong. Thì hãy bắt đầu nói về tình yêu của bản thân với công việc:

+ Mình đã dành tâm huyết cho việc nấu như nào?

+ Việc lựa chọn nguyên liệu liên quan gì đến quy trình chất lượng?

+ Thích việc này từ bao giờ, có kỷ niệm nào dẫn tới quyết định bán bún cá không?

+…

BÁN HÀNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI

3 bước trên chỉ là ví dụ để phát triển nội dung trong việc bán hàng ở Facebook. Và Facebook cũng chỉ là một kênh để tăng điểm chạm của khách. Tuy nhiên nó vẫn hữu ích và có thể ra đơn luôn. Vậy content trên Facebook bao gồm: bài viết, ảnh, clip thì cần chú ý:

1. Sự chân thật: hãy có cảm xúc thật, hãy viết về sự thật.

2. Triển khai thành câu chuyện: kể về sự thật chính là câu chuyện rồi.

3. Vứt bỏ sự tự ti: không cần phải quá tự tin, nhưng đừng sợ viết sai. Sai thì sửa. Về cơ bản mạng xã hội không ai quá quan tâm đến cấu trúc câu.

4. Không cần phải viết về sự thành công: hãy viết về những câu chuyện thực tế hàng ngày bản thân nhận định, bất cứ ai cũng là bản thể riêng đáng trân trọng, bất cứ câu chuyện nào cũng là kỷ niệm thú vị đáng ghi nhớ.

5. Viết nhiều quen tay, sau này không viết lại thành khó chịu ấy chứ. Thế nên hãy duy trì thói quen viết mỗi ngày. Không cần viết dài, chỉ cần vài câu thôi, dần dần sẽ dài ra theo cảm xúc bán hàng.

Các bài viết hoàn toàn có thể đăng ở trang cá nhân hoặc đăng nhóm. Nhưng mình xin lưu ý các bác, mất công đăng bài rồi thì hãy mất công trả lời comment của mọi người. Mọi người giờ đã ít tương tác thì chớ, quý mình lắm mới comment cho mình thì mình cũng phải đáp trả lại cho nó tình thương mến thương. Có như vậy lần sau mọi người mới comment tiếp. Không chịu rep mọi người, xong lần sau không ai comment, Facebook giảm tương tác thì lại khổ ra.

Nguồn: Mê Quán – Được chia sẻ bởi bạn Đoàn Diệu Linh

Show Comments (0)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo