1. Mặt bằng
Tuỳ theo mức độ dễ tính của chủ nhà mà có thể xin nợ hoặc giảm tiền mặt bằng. Mặt bằng nếu không giảm được, hãy nghĩ đến phương án 2: chậm trả và tách trả.
– Chậm trả: Với hợp đồng trả từng tháng các bạn có thể xin kéo dài ngày trả (hạn trả là ngày 5 thì có thể xin đến ngày 10 – 20).
– Tách trả: Với những hợp đồng trả 2 – 3 tháng/lần có thể xin chủ nhà trả từng tháng. Nếu bạn có lịch sử thanh toán tốt thì việc này không khó.
2. Điện, nước, Internet, các phí phụ
Giảm tối đa các thiết bị không cần thiết hoặc không làm ảnh hưởng nhiều lắm đến hoạt động kinh doanh. Ngưỡng giảm tốt nhất là 50%.
3. Nhân sự
Nhiều chủ quán nghĩ đến việc cắt giảm nhân sự nhưng đến lúc quán hoạt động trở lại sẽ hụt nhân sự, ngoài ra còn mất thời gian và công sức tuyển dụng, đào tạo. Có thể cân nhắc 2 phương án:
– Giảm nhân sự bằng cách chia đều các ca làm để ai cũng có thu nhập (dù ít).
– Đàm phán với nhân sự để xin nợ một phần lương hoặc chậm ngày trả lương, tập trung chi trả những khoản buộc phải trả khác.
4. Chi phí nguyên vật liệu
– Chỉ mua những nguyên vật liệu thật cần thiết, còn lại có thể ngưng phục vụ một số món không được order nhiều để tránh tồn nguyên vật liệu dẫn đến hư hỏng.
– Có thể thay đổi menu hoặc định hướng khách hàng để bán hết những nguyên vật liệu còn tồn kho.
– Hạn chế đến mức tối đa các khoản chi, không bỏ phí nguyên vật liệu còn dùng được.
– Có thể đàm phán chậm trả đến mức tối đa các khoản nợ nguyên vật liệu.