MẶT BẰNG KINH DOANH

CÁC YẾU TỐ CẦN CHÚ Ý KHI LỰA CHỌN MẶT BẰNG KINH DOANH

ADOR Biên tập viên

Cửa hàng có thu hút khách hay không phụ thuộc nhiều vào vị trí tốt, xấu, điều kiện giao thông thuận tiện, sự sắp xếp của các công trình kiến trúc xung quanh, mật độ dân số trong khu vực, mức thu nhập của những khách hàng mục tiêu, quan niệm và thị hiếu tiêu dùng… Những vị trí nằm ở góc rẽ, ngã ba đường thường được đánh giá cao. Ngược lại những vị trí nằm ở đường dốc xuống, góc khuất hoặc trên tầng lầu ít được lựa chọn hơn.

1. Vị trí mở cửa hàng

Trước tiên, cần đánh giá môi trường xung quanh cửa hàng. Có những vị trí mà môi trường xung quanh rất xấu để mở cửa hàng. Ví dụ có cửa hàng ăn mở ngay gần nhà vệ sinh công cộng, cách không xa lại là một bãi rác thải, mùi nước cống và bụi bẩn bốc lên, hoặc ngay gần đó có nhà máy hóa chất với mùi khó chịu. Hai là mức độ phồn hoa của vị trí cửa hàng. Thông thường mà nói, cửa hàng tốt nhất nên mở ngay gần bến tàu xe, khu thương mại, khu vực có mật độ dân cư cao, hoặc nhiều cửa hàng cùng loại tập trung trên một con phố. Một vị trí mở cửa hàng như vậy chắc chắn có rất nhiều lợi thế.

MẶT BẰNG KINH DOANH
@rattomarty

2. Điều kiện giao thông

Khách hàng dừng xe ghé vào hay bắt xe từ nơi khác đến cửa hàng có được thuận tiện hay không? Điều kiện giao thông thuận lợi có ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của cửa hàng.

3. Các công trình kiến trúc xung quanh

Khi lựa chọn mặt cửa hàng quay ra đường phố, phải đặc biệt chú ý điểm này. Đường phố có hai loại điển hình: một là có cả làn đường đi xe và làn đường đi bộ. Kiểu đường phố thế này mở cửa hàng khá tốt nhưng chiều ngang đường không nên vượt quá 30m, đường rộng quá có khi lại phản tác dụng. Theo điều tra nghiên cứu thì lòng đường rộng 25m dễ thu hút khách nhất. Một loại đường phố điển hình nữa là làn đường xe và làn đường đi bộ bị phân tách hẳn ra, thực tế loại giao thông này gây nhiều cản trở, lựa chọn loại đường này mở cửa hàng không được tốt lắm.

4. Mật độ dân cư

Thông thường mà nói, nhân khẩu khu vực xung quanh càng đông càng tốt. Gần đây ở nhiều thành phố vừa và lớn thường hình thành các khu vực khác nhau. Ví dụ như khu thương mại, khu du lịch, khu trường đại học. Đối với mỗi một khu vực cần phải chú ý phân tích mức thu nhập của các khách hàng mục tiêu. Ở những khu tập trung người giàu mở một cửa hàng đồ trang sức hoặc thời trang cao cấp sẽ là điểm dừng chân, ngắm nhìn của những khách hàng mục tiêu có thu nhập cao. Những khu đông nhà máy, xí nghiệp thì thích hợp để mở một quán ăn bình dân phục vụ người lao động.

MẶT BẰNG KINH DOANH
@aoddyz

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến vị trí mở cửa hàng, các nhân tố đó cũng muôn hình vạn trạng. Tại sao lại có những cửa hàng nhỏ mở ở nơi khá hẻo lánh nhưng công việc làm ăn quanh năm lại rất phát đạt? Trong khi lại có những cửa hàng lớn được mở ở nơi dân cư đông đúc nhưng công việc làm ăn lại trầm lắng? Tất cả đều ứng vởi một câu: “Tình hình cụ thể, phân tích cụ thể”. Quan niệm về vị trí tốt xấu luôn chỉ là tương đối. Công việc làm ăn tốt xấu không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào vị trí của cửa hàng mà còn có mối quan hệ mật thiết với nội dung kinh doanh, phương thức kinh doanh, tinh thần phục vụ và hình ảnh thương hiệu.

Ador

Show Comments (0)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo